Các Loài Cá Betta Hoang Dã

Hiện có đến gần 70 loài cá betta hoang dã phân bố ở vùng Đông Nam Á đã được phát hiện và mô tả. Chúng đã tiến hóa và thích nghi với những môi trường khác nhau, từ đầm lầy nước lợ ở Mahachai, đầm than bùn nước đen ở Selangor đến vùng nước cứng ở Krabi. Một số loài lại thích nghi với môi trường có dòng chảy nhất định và hành vi sinh sản cũng tiến hóa từ xây tổ bọt thành ấp miệng. Do vậy, nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu, các nhà khoa học  3;ã chia các loài cá betta hoang dã thành nhiều nhóm nhỏ dựa trên những đặc điểm chung về hình thức sinh sản, địa bàn phân bố, hình dạng... tuy rằng trong mỗi nhóm có thể tồn tại một số ngoại lệ.

(Trái) Hình vẽ cá betta trưởng thành: i) sọc trước mắt, ii) sọc ở cằm, iii) sọc sau mắt, iv) sọc sau mắt thứ hai, v) sọc giữa, vi) sọc giữa thứ hai, vii) chấm ở gốc đuôi. (Phải) Những sọc ngang trên đuôi (cũng xuất hiện ở vây lưng và vây hậu môn) (Tan & Ng, 2005).

Nhóm splendens: đây là nhóm betta thông dụng nhất bao gồm các loài imbellis, smaragdina, splendens, stiktos và sp. Mahachai (lưu ý rằng nhóm này là tổ tiên của tất cả cá betta cảnh hiện đại). Tất cả đều thích hợp với nước mềm và hơi có tính acid ngoại trừ loài sp. Mahachai thích hợp với nước cứng, có tính kiềm và độ mặn. Nhóm này có thể thích nghi tốt với hầu hết các loại nước. Tốt nhất nên nuôi riêng chúng trong các hồ có trồng cây thủy sinh làm nơi trú ẩn. Cũng có thể thay thế cây th 911;y sinh bằng rong nhựa. Một số cá thể rất nhút nhát và một số cá thể hoang dã có thói quen rình mồi và chỉ rời khỏi nơi ẩn náu để kiếm ăn một khi cảm thấy an toàn. Hầu hết được nuôi bằng thực phẩm tươi sống cho đến khi trưởng thành. Để cặp cá sinh sản tốt, chúng nên được nuôi trong hồ có dung tích cỡ 45 lít và đổ một nửa nước. Tất cả các loài đều sinh sản tương tự theo cách chung của loài splendens ngoại trừ loài sp. Mahachai. Cá Mahachai cái thường kẹp vâ y bụng để giữ trứng khỏi rớt xuống và cá đực sẽ đớp trứng nằm trên vây của nó. Điểm khác biệt nữa đó là cá đực thường xây một cái tổ phụ và sau khi sinh sản sẽ chuyển toàn bộ trứng từ tổ bọt này sang tổ bọt kia.

Betta imbellis - Ladiges, 1975 (crescent betta): Thái Lan (miền nam); Malaysia (Selangor, Pulau Pinang, Perak, Kedah, Terengganu, Johor); Singapore; Sumatra (miền bắc), Việt Nam (miền nam)

Betta splendens - Regan, 1910 (Siamese fighting fish): Thái Lan (miền trung), Việt Nam (miền nam)

Betta stiktos - Tan & Ng, 2005: Campuchia

Betta sp. Mahachai - Thái Lan (gần Bangkok)

Nhóm coccina: nhóm cá đá màu đỏ có đông thành viên nhất. Có hai loài được xác định là loài ấp miệng trong khi đa số là các loài xây tổ bọt chìm. Chúng gồm các loài brownorum, burdigala, coccina, livida, miniopinna, persephone, rutilans, tussyae, uberis và sp. Sukadana. Chúng thường sống trong các đầm than bùn nơi có độ pH từ 3.9 đến 6.5, kích thước tối đa 4-6 cm. Nhiều loài lưu hành trên thị trường thường bị nhiễm ký sinh, chủ yếu là từ môi trường nuôi nhốt chứ không phải từ môi trường tự nhiên. BO 03;i vì đa số chưa từng bị nhiễm những loại bệnh ký sinh này nên chúng rất dễ bị chết. Chúng có thể được nuôi trong môi trường nước trung hòa hặc hơi có tính acid mà không có vấn đề gì, để duy trì môi trường tốt nhất nên sử dụng bộ lọc sinh học. Đa số các loài có thể thích nghi với thức ăn viên một cách dễ dàng nhưng một số đòi hỏi phải tập dần từ thức ăn tươi sang thức ăn đông lạnh rồi mới đến thức ăn viên. Tốt nhất chúng nên đư ợc nuôi trong hồ riêng với nhiều chỗ trú ẩn và thật nhiều rong. Môi trường sinh sống tự nhiên của chúng vốn cằn cỗi với rất ít cây thủy sinh ngoại trừ cryptocorne và thực vật nổi, nơi chúng chủ yếu săn các loại côn trùng rơi trên mặt nước như kiến và bọ có cánh. Nhiều loài sinh sản theo từng cặp nhưng đôi khi cần thả thêm con cá đực lạ vào để kích thích cá đực chuyển sang trạng thái bảo vệ lãnh thổ cần thiết cho việc sinh sản. Đôi khi, chỉ cần 5 lít nước với m ột ít nước lá bàng cũng đủ để kích thích cho cá sinh sản. Cá đực thường chọn những vị trí tối và sâu để đẻ trứng chẳng hạn như bên dưới các tán lá cryptocorne rộng. Cá bột được cho ăn trùn dấm, sau đó một tuần chuyển sang ấu trùng artemia. Cá bột lớn rất chậm, chỉ đạt kích thước trưởng thành sau 1 năm.

(Trên) Loài Betta livida với chấm đen giữa thân. (Dưới) Hình vẽ đầu của loài Betta lehi với sọc sau mắt thứ hai bị đứt khúc thành nhiều chấm đen (Tan & Ng, 2005).

Betta brownorum - Witte & Schimdt, 1992: Sarawak (Sibu, Matang); Kalimantan Barat

Betta burdigala - Kottelat & Ng, 1994: Sumatra (Bangka Island) - Cá đực loài Betta burdigala đang chăm sóc cá bột nằm trên tổ bọt chìm (tức chúng chọn những bề mặt chìm trong nước để xây tổ bọt)

Betta coccina - Vierke, 1979: Sumatra (Jambi, Riau); Malaysia (Johor)

Betta livida - Ng & Kottelat, 1992: Malaysia (Selangor)

Betta miniopinna - Tan & Tan, 1994: Sumatra (Riau - Bintan Island)

Betta persephone - Schaller, 1986: Malaysia (Johor)

Betta rutilans - Witte & Kottelat, 1991: Kalimantan Barat (Kapuas)

Betta tussyae - Schaller, 1985: Malaysia (Pahang)

Betta uberis - Tan & Ng, 2006: Kalimantan Tengah (Pangkalabun)

Betta sp. Sukadana - Sukadana, Kalimantan

Nhóm bellica: những loài cá to lớn này hiếm khi được nuôi dưỡng trong hồ cảnh, chúng có thể lớn tối đa đến 12 cm nhưng đa số chỉ đạt xấp xỉ 10 cm. Nhóm này có hai loài là bellica và simorum, cách nuôi dưỡng cũng tương tự như nhau. Cá đực thường to lớn hơn và đuôi có chóp, cá cái có bụng tròn căng. Bởi vì cá lớn nên hồ nuôi nên có dung tích cỡ 90 lít hay lớn hơn. Những loài này nhả bọt lớn vì vậy nên thả thêm thủy cúc (water sprite) để hỗ trợ tổ bọt. Chúng th 7;ch hợp với nước trung hòa và mềm. Để kích thích cá sinh sản, nên tăng nhiệt độ nước từ 26 đến 32 độ C. Không nên tăng nhiệt độ lên quá 32 độ C đối với mọi loài cá hoang dã.

Betta bellica - Sauvage, 1884 (slim betta): Malaysia (Selangor, Perak, Pahang, Johor); Sumatra (North)

Betta simorum - Tan & Ng, 1996: Sumatra (Jambi, Riau, South Sumatra)

Nhóm picta: nhóm loài này phổ biến nhất trên thị trường cá cảnh bao gồm các loài falx, pallida, picta, simplex, taeniata và edithae. Đa số đều không vượt quá 5 cm, taeniata đạt xấp xỉ 7 cm trong khi edithae có thể đạt đến 10 cm. Những loài này đều thích nghi dễ dàng với môi trường hồ nuôi ngoại trừ loài taeniata. Chúng cũng ăn cả thức ăn chế biến nhưng thức ăn tươi và đông lạnh kích thích chúng sinh sản. Hồ ép có dung tích khoảng 45 lít và duy trì ở nhiệt độ khoảng 24 độ C. Hồ phải bố trí hang trú ẩn cho cá khi cần thiết và nên có cây thủy sinh. Sự bắt cặp diễn ra trong vài ngày khi cá đực ve vãn cá cái. Khi cá cãi đã sẵn sàng, nó dụ cá đực cắn vào đuôi và cả hai cuộn lấy nhau dưới đáy hồ. Cặp cá sẽ cuộn với nhau nhiều lần cho đến khi cá cái đẻ trứng. Khi trứng xuất hiện, cá cái sẽ đớp vào miệng và nhả ra để cá đực đớp lấy. Khi cá đực đã ngậm trứng cả hai lại tiếp tục cuộn lấy nhau. Quá trình sinh sản diễn ra cả ngày. Loài taen iata có thể đẻ đến 300 trứng mỗi lần sinh sản. Việc ấp trứng diễn ra từ 9 đến 12 ngày, thường là 10 ngày, riêng loài edithae thường ấp từ 7 đến 10 ngày. Cá cái nên được bắt ra sau khi đẻ trứng vì nó có thể bắt đầu sinh sản nữa khiến cá đực nuốt trứng hoặc bỏ rơi cá con. Những loài này rất nhạy cảm với độ pH và độ cứng nên cần xử lý nước trước khi thay. Loài taeniata rất dễ đổ bệnh nếu nước để nước bị dơ.

Hình vẽ cá thể Betta taeniata trưởng thành với những viền ánh kim sậm màu trên các vây lẻ (Tan & Ng, 2005).

Betta falx - Tan & Kottelat, 1998: Sumatra (Jambi, Sumatra Utara)

Betta pallida - Schindler & Schmidt, 2004: Thái Lan (Narathiwat)

Betta picta - (Valenciennes,in Cuvier & Valenciennes, 1846) (spotted betta): Java (Bogor, Bandung, Yogjakarta)

Betta simplex - Kottelat, 1994: Thái Lan (Krabi)

Betta taeniata - Regan, 1910 (Borneo betta): Sarawak (Serian, Sri Aman); Kalimantan Barat (Kapuas)

Betta edithae - Vierke, 1984: Kalimantan Selatan, Tengah và Barat; Sumatra (Riau - Bintan Island, Bangka, Biliton)

Nhóm pugnax: nhóm này cũng phổ biến trên thị trường cá cảnh và to hơn nhóm picta với một vài loài đạt đến 12 cm. Nhóm bao gồm các loài breviobesus, enisae, fusca, prima, pugnax, pulchra, schalleri, apollon, cracens, ferox, lehi, raja, stigmosa và sp. BungBinh. Những loài này thường có màu nâu với ánh kim xanh và vàng. Cá đực thường có đuôi hình lưỡi giáo, các vây hậu môn và vây bụng dài. Cặp cá giống cần nuôi trong hồ có dung tích 90 lít bố trí nhiều cây thủy sinh, chậu trồng cây, ống và co PVC để làm chỗ trú ẩn. Cá đự ;c thường ve vãn cá cái như các loài ở nhóm picta, khi cá cái sẵn sàng nó sẽ cắn đuôi cá đực. Ở một số loài, cá đực không chịu sinh sản sẽ bị cá cái cắn chết và cá cái cũng rất hung dữ, thường săn đuổi và cắn chết cá lạ xâm nhập lãnh thổ. Loài này thường ấp trứng trong 14 ngày nhưng cũng có thể kéo dài đến 21 ngày tùy vào nhiệt độ nước. Thường thì cá bố mẹ không quan tâm đến cá bột nếu chúng được nuôi trong hồ có nhiều cây thủy si nh. Cá bột đủ to để ăn ấu trùng artemia và thường mất trung bình 1 năm để đạt đến kích thước trưởng thành.

Hình vẽ ngang và mặt dưới đầu của loài Betta stigmosa (Tan & Ng, 2005).

Betta breviobesus - Tan & Kottelat, 1998: Kalimantan Barat (Kapuas)

Betta enisae - Kottelat, 1995: Kalimantan Barat (Kapuas)

Betta fusca - Regan, 1910 (dusky betta): Sumatra (miền bắc)

Betta prima - Kottelat, 1994: Thái Lan (miền đông); Campuchia (miền tây)

Betta pugnax - Cantor, 1850 (Penang betta): Malaysia (Pulau Pinang, Kedah, Terengganu, Pahang, Selangor, Johor), Singapore; Sumatra (Riau, Jambi) Indonesia (Anambas)

Betta pulchra - Tan & Tan, 1996: Malaysia (Johor)

Betta schalleri - Kottelat & Ng, 1994: Sumatra (Bangka Island)

Betta cracens - Tan & Ng, 2005: Sumatra (Jambi)

Betta ferox - Schindler & Schmidt, 2006: Thái Lan

Betta lehi - Tan & Ng, 2005: Sarawak (Lundu), Kalimantan Barat (Kapuas)

Betta raja - Tan & Ng, 2005: Sumatra (Jambi)

Betta stigmosa - Tan & Ng, 2005: Malaysia (Terengganu)

Betta sp. BungBinh: Việt Nam (miền nam)

Nhóm waseri: đây là những con betta lớn "màu vàng", luôn hiện diện ngoài thị trường, vài loài dài đến 12 cm nhưng hầu hết nhỏ hơn một chút. Nhóm bao gồm các loài chloropharynx, hipposideros, pi, renata, spilotogena, tomi và waseri. Chúng được xác định dựa vào các dấu vết trên mặt và địa bàn phân bố. Nhiều loài phân bố trong các vùng nước đen có độ pH nhỏ hơn 5.5. Hầu hết đều có thể thích nghi với mọi loại nước tuy nhiên chúng sinh sản trong nước mềm và đôi khi việc giảm độ pH bằng nư&# 7899;c lá bàng sẽ kích thích cá sinh sản. Hồ nuôi phải rộng trên 135 lít là tốt nhất. Chúng hoàn toàn hòa hợp với nhau mà ít khi thể hiện sự hung dữ như những loài khác. Mỗi lần cá đẻ từ 100 đến 200 trứng, cá bột rất lớn và có thể ăn ấu trùng artemia ngay.

Hoa văn trên cằm các loài thuộc nhóm waseri: a)Betta waseri, b)Betta hipposideros, c)Betta tomi, d)Betta spilotogena, e)Betta chloropharynx, f)Betta renata, g)Betta pi, h)màu và hình dạng mắt giống nhau (Tan & Ng, 2005).

Betta chloropharynx - Kottelat & Ng, 1994: Sumatra (Bangka Island)

Betta hipposideros - Ng & Kottelat, 1994: Malaysia (Selangor); Sumatra (Riau)

Betta pi - Tan, 1998: Thái Lan (miền nam - Sungai Kolok); Malaysia (Kelantan)

Betta renata - Tan, 1998: Sumatra (Jambi, South Sumatra)

Betta spilotogena - Ng & Kottelat, 1994: Sumatra (Riau - Bintan Island, Singkep)

Betta tomi - Ng & Kottelat, 1994: Malaysia (Johor)

Betta waseri - Krummenacher, 1986: Malaysia (Pahang, Terengganu, Kuantan)

Hoa văn trên nắp mang các loài thuộc nhóm akarensis: a)Betta akarensis, b)Betta balunga, c)Betta chini, d)Betta pinguis, e)Betta ibanorum và Betta aurigans, f)Betta obscura (Tan & Ng, 2005).

Betta akarensis - Regan, 1910 (akar betta): Sarawak & Brunei (Belait, Tutong và Bandar Seri Begawan)

Betta antoni - Tan & Ng, 2006: Kalimantan Barat (Sanggau)

Betta balunga - Herre, 1940: Sabah (Tawau); Kalimantan Timur (Sebuku, Mahakam)

Betta chini - Ng, 1993: Sabah (Beaufort)

Betta ibanorum - Tan & Ng, 2004: Sarawak

Betta pinguis - Tan & Kottelat, 1998; Kalimantan Barat (Kapuas)

Betta aurigans - Tan & Lim, 2004: Indonesia (Natuna Besar)

Betta obscura Tan & Ng, 2005: Kalimantan Tengah (Barito)

Nhóm unimaculata: bao gồm các loài compuncta, ideii, macrostoma, ocellata, patoti, unimaculata, gladiator và pallifina. Đây là những con betta lớn, thuôn và dài đến 14.5 cm. Chúng nhảy rất dữ. Ngoài tự nhiên, chúng sống trong môi trường có dòng chảy với độ pH biến thiên từ kiềm đến acid. Chúng thích nghi tốt trong hồ cảnh và giống như nhóm waseri, chúng có thể nhận ra người nuôi. Nhóm cá này rất tò mò và có thể rất hung dữ. Betta gladiator, như tên gọi, là loài không chấp nhận bất cứ loài nào khác hiện diện trong lãnh thổ của ch 0;ng. Ở nhóm này, được biết cá cái phụ thuộc vào cá đực và lãnh thổ của nó trong và sau khi sinh sản. Chúng thích nghi tốt với môi trường nuôi dưỡng và đủ loại chất lượng nước. Betta macrostoma rất nhạy cảm trong quá trình xử lý thích nghi. Để xử lý macrostoma, sử dụng nước muối và ống hút, châm thêm 1/4 lít nước muối sau mỗi 15 phút và kéo dài trong 4 giờ. Sau đó bắt chúng ra và đem nuôi ở bất kỳ loại nước nào miễn là sạch sẽ và được lọc tốt. Nên nuôi loài này theo từng cặp và không để nơi đông người. Hồ nên được bố trí nhiều hang hốc và cây thủy sinh để chúng cảm thấy được an toàn. Sinh sản diễn ra theo phương thức thông thường của các loài ấp miệng và cá đực ấp trứng trong khoảng 10 ngày. Cá đực rất nhạy cảm trong khi ấp vì vậy nên đậy kín hồ và thỉnh thoảng kiểm tra để không làm chúng hoảng sợ. Cá bột có thể đạt đến kích thước trưởng thành từ 6 tháng đến 1 năm.

(a) Vây lưng có các chấm ở loài Betta macrostoma. Mặt trên, ngang và mặt dưới đầu của loài (b) Betta unimaculata và loài (c) Betta ocellata (Tan & Ng, 2005).

Betta compuncta - Tan & Ng, 2006: Kalimantan Timur

Betta ideii - Tan & Ng, 2006: Kalimantan Selatan

Betta macrostoma - Regan, 1910 (spotfin betta): Sarawak (Marudi, Niah); Brunei (quận Belait)

Betta ocellata - de Beaufort, 1933: Sabah (Sandakan, Kinabatangan, Lahad Datu, Tawau); Kalimantan Timur (Sebuku)

Betta patoti - Weber & de Beaufort, 1922: Kalimantan Timur (Balikpapan, Samarinda)

Betta unimaculata - Popta, 1905 (Howong betta): Kalimantan Timur (Kayan, Howong)

Betta gladiator - Tan & Ng, 2005: Sabah (Maliau Basin)

Betta pallifina - Schindler & Schmidt, 2004: Kalimantan Tengah (thượng nguồn sông Barito)

Nhóm albimarginata: hiện chỉ có hai loài là albimarginata và channoides, tuy nhiên có rất nhiều nhóm cá thể với những đặc điểm khác biệt nên chúng có thể được xếp thành những loài riêng biệt vào một ngày không xa. Nguyên tắc chung đó là nếu bạn có thông tin về một loài địa phương thì không nên gộp chung với loài tương tự nhưng không rõ nguồn gốc trừ khi không còn lựa chọn nào khác. Những loài này xuất xứ từ vùng nước đen nhưng môi trường nuôi dưỡng không bắt buộc phả ;i giống vậy. Loài albimarginata có thể thích nghi với mọi loại nước nhưng thích hợp nhất với nước mềm và có tính acid. Loài channoides cần ion sắt trong nước để chúng mạnh khỏe. Không nên cho chúng ăn thức ăn viên. Chúng là loài ăn uống có lựa chọn chứ không ăn tạp. Thức ăn tươi sống như bo bo và trùn cám rất thích hợp. Những loài này được yêu thích bởi vì màu sắc nổi bật của chúng, khi sinh sản cá đực trở nên rực rỡ đến mức khó tin. Chúng thích hợp với hồ có b& #7889; trí nhiều cây thủy sinh và chậu trồng cây để trú ẩn. Cặp cá sinh sản dưới đáy hồ và quá trình diễn ra trong nửa ngày. Trứng được ấp khoảng 2 tuần. Cá đực nên được bẫy và bắt ra sau một tuần.

Loài Betta channoides bắt cặp và sinh sản dưới đáy hồ. Sau đó cá đực ngậm và ấp trứng trong miệng. Đây là hình thức sinh sản tiến hóa từ hình thức sinh sản bằng tổ bọt ( www.ikanpemburu.com).

Betta albimarginata - Kottelat & Ng, 1994: Kalimantan Timur (Sebuku)

Betta channoides - Kottelat & Ng, 1994: Kalimantan Timur (Mahakam)

Nhóm foerschi: những loài này xuất xứ từ vùng nước đen và có thể khó thích nghi với hồ nuôi. Chúng thích hợp với nước hơi acid nhưng cũng sinh sản ở điều kiện bình thường. Kích thước hồ càng lớn càng tốt, nên từ 45 lít đến 90 lít, hồ cần được lọc tốt và chúng cũng thích vụn lá ở đáy hồ. Chúng bao gồm các loài foerschi, mandor, rubra và strohi. Các loài foerschi, mandor và strohi đôi khi xuất hiện trên thị trường nhưng loài rubra chỉ tồn tại trong các bộ sưu tập bảo tàng và c hưa từng xuất hiện ngoài thị trường. Những loài này thường đạt đến kích thước 5 cm. Chúng thường đẻ khoảng 40 trứng và ấp trong vòng 2 tuần, cá bột có thể ăn ấu trùng artemia ngay.

Betta foerschi - Vierke, 1979: Kalimantan Tengah (Mentaya)

Betta mandor - Tan & Ng, 2006: Kalimantan Barat (Mandor) - Loài betta mới được công nhận vào năm 2006 ( www.ikanpemburu.com).

Betta rubra - Perugia, 1893 (toba betta): Sumatra (North Sumatra, Aceh)

Betta strohi - Schaller & Kottelat, 1989: Kalimantan Tengah (Sukamara)

Betta dimidiata - Roberts, 1989: Kalimantan Barat (Kapuas)

Betta krataios - Tan & Ng, 2006: Kalimantan Barat (Pontianak, Sanggau, Mandor)

Betta anabatoides Bleeker, 1851 (giant betta): Kalimantan Selatan and Tengah (lưu ý: loài cá hoang dã này cũng được gọi là "giant betta", kích thước 12 cm. Một số người có thể lẫn lộn nó với cá "giant betta" thuần dưỡng tức cá betta khổng lồ như đã đề cập ở trên. Đây chỉ là tên gọi mà thôi vì có rất nhiều loài betta hoang dã có kích thước tương đương hoặc lớn hơn Betta anabatoides).

Working with wild Bettas, Gerald Griffin, Flare 39-5, 2006.

Fighting fishes of Singapore, Malaysia and Brunei, Tan Hoek Hui and Peter Ng, The Raffles Bulletin of Zoology, 2005.

Next Post Previous Post